Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

5 BÊNH HAY GẶP Ở TRẺ MỞ KHÓA ĐẦU

1. Viêm não Nhật Bản

        Khi bị bệnh, trẻ sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh.

Đây là một bệnh nhiễm trùng thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirut nhóm B gây nên. Bệnh lan tràn từ súc vật sang người qua vật trung gian là muỗi. Tỉ lệ tử vong cao ở bệnh viêm não Nhật Bản khá cao; nếu có chữa khỏi thì cũng để lại di chứng thần kinh nặng nề.

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU


Nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỉ lệ tử vong và di chứng sau này.

 2. Viêm màng kết, đau mắt đỏ

Hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, lây lan nhanh do mắt tiếp xúc với tay bẩn, quần áo và khăn mặt. Biểu hiện thường thấy là mắt đỏ và cộm, đôi khi chảy nước vàng và có rỉ mắt vào ban đêm.

Đau mắt đỏ ở trẻ là bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu do thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao...

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu  hoặc do virus Adenovirus gây ra. Biểu hiện của bệnh rõ nhất là mắt đỏ, có dử mắt, mí mắt mọng lên, sưng nề, chảy máu mắt, đau nhức….Tiết trời giao mùa nên cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết  hay trẻ nhỏ sức đề kháng yếu rất dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Khi phát hiện ra các biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ cần đưa bé đi khám gấp để điều trị kịp thời và tránh các biến chứng xấu xảy ra với trẻ.

 3. Bệnh tiêu chảy

Trẻ thường mắc phải bệnh tiêu chảy, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân là do viêm nhiễm virút hoặc vi khuẩn. Bệnh tiêu chảy có thể là cấp tính hoặc mạn tính, được xác định là đi đại tiện trên 3 lần/ngày kéo theo dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước. Ở thể cấp tính các triệu chứng thường kéo dài 1 - 2 ngày, còn ở dạng mạn tính thì ít nguy hiểm nhưng lại kéo dài hơn.

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU


Tuy trẻ bị tiêu chảy nhưng hệ thống tiêu hóa vẫn hấp thụ nước bình thường vì vậy nên cho trẻ uống đủ nước, nhất là dùng dung dịch ORS (Oresol), gói hydrite pha dung dịch này theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nước pha 12 giờ không dùng hết nên bỏ đi. Nếu số lần tiêu chảy 2 - 3 lần/ngày có thể bù nước bằng nước thông thường hoặc nước ép trái cây và ăn uống đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột, chất béo, đạm và rau, cho trẻ ăn thịt nhiều mỡ, nên dùng sữa không có đường lactose theo khuyến cáo của bác sĩ.

 4. Mụn nhọt

Trong những bệnh ngoài da trẻ hay gặp mụn nhọt Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên. Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU

Những trẻ cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...). Nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng của trẻ

 5. Bệnh thủy đậu

Là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ rất dễ mắc bệnh này. Khi dịch lỏng có chứa virút thủy đậu do người bệnh ho phát tán trong không khí thì chỉ cần bạn ho 1 tiếng có thể hít phải hàng chục con virút này. Triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện sau 10 đến 21 ngày từ khi nhiễm virút. Những vết phồng đỏ mọng nước nổi lên trên da. Chúng gây ngứa và sau đó đóng vảy.

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU

Thủy đậu thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

chăm sóc trẻ sau khi chữa khỏi mở khóa đầu

  Những trẻ mở khóa đầu thường sinh ra nhẹ cân thiếu tháng các mẹ phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là với những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân. Các nghiên cứu cũng cho biết trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng cao hơn trẻ ăn sữa ngoài. Mà trẻ sơ sinh thiếu tháng và nhẹ cân sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu ớt. Chưa kể đến hệ tiêu hóa của những trẻ sinh non cũng không tốt bằng những đứa trẻ sinh đủ tháng và đủ cân nặng. Vậy nên sữa mẹ vừa là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng cho trẻ vừa tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ có thể cho trể bú theo nhu cầu và đừng cố gắng đánh thức trẻ dậy để cho bé bú khi bé không có nhu cầu. Ngoài ra, trẻ bị thiếu cân nên bổ sung thêm vitamin và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

MO-KHOA-DAU-TRE

  Tránh trẻ xa khói thuốc

  Khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân thiếu tháng mẹ phải lưu ý đến các yếu tố bên ngoài môi trường sống có thể gây hại cho trẻ. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh thiếu tháng và nhẹ cân nếu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá nguy cơ tử vong là rất cao. Vì thế, hãy để trẻ tránh xa khỏi thuốc lá, không nên hút thuốc ở phòng của trẻ, tốt nhất nên bỏ thuốc nếu như nhà bạn đang có một trẻ sinh thiếu tháng và nhẹ cân.

MO-KHOA-DAU-TRE

  Cách ly trẻ với người bị cảm cúm và các bệnh dễ lây nhiễm

  Trẻ sinh non và nhẹ cân sức đề kháng và hệ miễn dịch thường thấp hơn những trẻ sinh đủ tháng. Vậy nên nếu chẳng may tiếp xúc với người bị virus cảm cúm hoặc các bệnh dễ lây nhiễm nguy cơ bị bệnh là rất cao. Mà điều này lại không hề tốt với trẻ sinh non chút nào. Để bảo vệ sức khỏe cho con các bà mẹ không nên đưa trẻ đến những nơi đông người, nơi tập trung nhiều nguồn bệnh.

  Hát ru cho trẻ ngủ

  Hát ru giúp trẻ phát triển thính giác, cân bằng hệ thần kinh của trẻ. Việc hát ru còn giúp mẹ được thư thái, thoải mái hơn.

  Ngủ chung với trẻ

  Trẻ ngủ chung với mẹ giúp mang đến cảm giác an toàn. Ngoài ra trẻ còn có nhiều cơ hội ti mẹ về đêm để cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng tăng đều.

MO-KHOA-DAU-TRE


Thường xuyên cho trẻ da tiếp da với mẹ

  Ôm ấp, mát xa là những cách để nuôi dưỡng cảm xúc giữa mẹ và trẻ. Hơn nữa, mát xa cho trẻ có rất nhiều lợi ích, giúp cho khí huyết lưu thông, da dẻ trẻ sẽ hồng hào rất có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Giữ ấm cho trẻ

  Trẻ mở khóa dầu có thể do sinh thiếu tháng và nhẹ cân do lớp chất béo dưới da mỏng nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh thân nhiệt và giữ ấm cơ thẻ. Khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc đột ngột từ nóng vào phòng lạnh trẻ dễ bị cảm lạnh, nhiệt độ cơ thể xuống thấp. Vì thế khi ngủ mẹ cần phải đội mũ, đeo bao chân, bao tay, quấn khăn giúp trẻ đủ ấm. Nhiệt độ trong phòng điều hòa nên giữ ở mực từ 27-29 độ C. Không cho trẻ vào phòng lạnh đột ngột, khi đi ra ngoài phải giữ ấm cơ thể, quấn chăn đủ ấm, dùng khăn để che gió cho trẻ.

MO-KHOA-DAU-TRE

Dỗ ngay khi trẻ khóc

  Kịp thời dỗ dành trẻ kho thấy trẻ sắp khóc như mếu máo, nhăn nhó, khó chịu… để trẻ được bình tâm và không gây tổn hại đến hệ thần kinh của trẻ.

MO-KHOA-DAU-TRE

  Trẻ sinh non và nhẹ cân ở mức bình thường khi được chăm sóc tại nhà mẹ cũng phải thường xuyên theo dõi cân nặng và sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ can thiệp kịp thời.

   Trẻ bị vàng da hoặc xuất hiện một phần da bị vàng nhạt

   Trẻ gặp khó khăn khi thở, nhịp thở không đều đặn

    Măt lờ đờ, bú chậm, sốt nhẹ

   Thờ ơ, luôn trong tình trạng buồn ngủ

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

MÔI TRƯỜNG LÀ THỦ PHẠM BÊNH MỞ KHÓA ĐẦU ?

Nguyên Nhân

 Trẻ bị mở khoá đầu càng ngày thì hiện tượng này ngày càng nhiều.  nguyên nhân thực tế có thể do không khí, khí than, bụi than, rồi ăn nước ngấm qua than. ô nhiễm môi trường, khí thải các nhà máy. khu dân cư gần khu công nghiệp tỷ lệ trẻ bị mở khóa đầu tăng cao. Bệnh này ngày càng nhiều bởi nghề khai thác than đang phát triển mạnh, ở đâu cũng thấy đen ngòm một màu đen. bốc mùi khó chịu khi đi qua, Nhất là những vùng gần khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp , bụi còn bay mù mịt nữa, sự quản lý lỏng lẻo chất thải 

MO-KHOA-DAU-TRE

 Khi mang thai, thời gian đó là thời gian ngấm bệnh. Người mẹ, đã sinh sống, sinh hoạt  và làm việc  ở mảnh đất này, ăn thứ nước ở đây, hít cái không khí, đã bị ô nhiễm  

 Trẻ khi sinh ra thì sức đề kháng, chống chịu với môi trường là rất kém. Nên trẻ sinh ra hay gặp mở khoá đầu mùa đông trẻ bị nhiều hơn mùa hè, có lẽ vì mùa đông không khí “nặng” hơn, 

 Mở khóa đầu thường thấy ở một số tỉnh như Quảng Ninh, Cao Bằng nhưng mật độ dày đặc nhất phải nói đến quanh các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang).

MO-KHOA-DAU-TRE


Biểu Hiện

 Mở khóa đầu có những biểu hiện điển hình như đau đầu, sốt chân tay lạnh, nôn mửa, bỏ bú, đường nứt từ đỉnh đầu bị mở ra, đặt ngón tay vào liền lõm xuống (không tính đến thóp mềm mà trẻ em nào cũng có. Có trẻ bị mở từ đỉnh đầu đến gáy. Có trẻ lại mở theo hình chữ thập đến tận mang tai. Đứa nào mở dài qua trán, xuống dưới lông mày là khó cứu nổi.

MO-KHOA-DAU-TRE


 Trẻ mắc bệnh mở khóa đầu nếu không chữa kịp thời sẽ bỏ bú và chết đói bởi dù có luồn ống xông xuống mũi đổ sữa vào, dùng xi lanh bơm mà khi rút xông ra, chúng đau vặn mình cái là nôn hết. Tỉ lệ người Kinh bị nhiều hơn người Nùng, hay gặp ở các xóm Héo A , Héo Ba, Cái Cặn 1, Cái Cặn 2, Đèo Trang”.


Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Cứu Ngải Chữa Mở khóa Đầu Trẻ Em ?


 Ở vùng cao tồn tại vô số bệnh lạ nhưng có lẽ lạ nhất là căn bệnh mang tên mở khóa đầu. Lạ ngay từ cái tên bởi nó không hề có trong y văn hiện đại, Tây y không có cách chữa trị mà chỉ trông chờ vào các bài thuốc nam gia truyền.
          MO-KHOA-DAU-TRE

 Bệnh được giải thích nôm na rằng xương sọ bình thường có những rãnh răng cưa liền khít nhưng khi bị bệnh, cái rãnh đó như một cái khóa sẽ mở ra. Trẻ mắc chứng bệnh này sẽ bị đau đầu, buồn nôn, sốt  ăn kém, bỏ bữa  quấy khóc, da xanh, cơ thể suy nhược nhanh và tử vong nhanh chóng.

 Quan sát trên đỉnh đầu trẻ từ huyệt Thượng tinh đến huyệt Bách hội, dùng đầu ngón tay kiểm tra thấy xương trên hộp sọ mở rộng ra khoảng 0,4 cm, lớp da trên khoảng hở căng, đau nhức. 

Cách Chữa:

Hơ ngải cứu theo phác đồ Quân bình năng lượng.

MO-KHOA-DAU-TRE

Hơ ngải cứu từ huyệt 26 đến 103.

Hơ ngải cứu từ huyệt 556 (trước chân tóc giữa trán) đến huyệt Bách hội (giữa đỉnh đầu).

Hơ ngải cứu nắm tay bên trái nơi đồng hình với nửa bán cầu Đại não bên trái chỉ huy nửa cơ thể bên phải và đồng hình với quả Tim.

Hơ ngải cứu 10 đầu ngón tay 2 bên,  nơi đồng hình với đầu.

MO-KHOA-DAU-TRE

Ấn, hơ ngải cứu và dán cao Salonpass các huyệt ổn định thần kinh : 124- 34- 103- 106- 267- 300- 26- 0 - 50- 1- 37.

        Mỗi ngày điều trị một lần theo phác đồ trên cho trẻ

Kết quả:

 Xong một lần đều trị cháu bé hết khóc, đòi bú mẹ. Sau 3 ngày chữa trị cháu bé đã khỏi bệnh, phần xương mở hộp sọ tự khép kín lại.

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ

Dưới đây là những bệnh đa số ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ nên theo dõi và không cần phải lo lắng

.
Mo-khoa-dau-tre-so-sinh


Hắt hơi và ngạt mũi: 
 Đều là dấu hiệu bình thường, có thể gây ra bởi sự kích ứng, như khi bé hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn (nên tránh quạt trần trong phòng của bé vì quạt trần dễ phán tán bụi từ chỗ này đến chỗ kia), không khí khô (đặc biệt trong mùa thu, đông). Để tránh cho bé bị hắt hơi và ngạt mũi, nên tránh những yếu tố gây kích ứng (lông động vật, khói thuốc lá, bụi bẩn), sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút mũi đúng cách.

Vàng da sinh lý:
    Trẻ sau sinh từ 2 ngày đến 1 tuần da thường có màu vàng, đến ngày thứ 7 trở đi sẽ giảm dần, sau 10 – 20 ngày thì hết. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trẻ. Nếu kéo dài hơn thì đó là vàng da bệnh lý, cần phải được chữa trị.

Mo-khoa-dau-tre-so-sinh

Nấc:
 Với các bé lớn và người lớn, có rất nhiều mẹo để chữa nấc. Tuy nhiên, cha mẹ không nên áp dụng các cách chữa nấc của người lớn đối với bé sơ sinh. Các cơn nấc ở bé sẽ tự nhiên biến mất mà cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Nếu bé bị nấc kéo dài, khoảng 5-10 phút, có thể vắt sữa mẹ ra thìa và cho bé mút vài thìa sữa mẹ (với bé ở tuổi ăn dặm, có thể thay thế bằng nước lọc). Để tránh nấc (nhất là nấc sau khi bú mẹ) bạn nên tránh để bé mút sữa quá nhanh hoặc nuốt phải nhiều không khí trong quá trình bú mẹ.

Các vết đỏ ở trẻ: 
 Da trẻ 3 ngày sau sinh có màu đỏ hồng, sau đó giảm dần, tiếp đến da cáy bị dóc, nơi bị dóc da có màu hồng tươi y như màu da của gót chân, hiện tượng này thấy rõ ở phần da ở gót chân.

Phù nước:
 Chân, tay, đầu, bụng và quanh mắt trẻ sau sinh từ 3 -5 ngày trông như phù nước, phải từ 2 - 3 ngày sau mới giảm dần và mất đi.

Các bớt: 
 Trẻ sơ sinh thường có một bớt xanh ở mông hay ở lưng, xương cụt, đó là do các tế bào lắng đọng lại, sau lớn lên sẽ mất đi.

Mo-khoa-dau-tre-so-sinh

Trọng lượng giảm: 
  Sau chào đời được 3 – 4 ngày, đôi khi đến ngày thứ 6 thì có thể trẻ giảm từ 6 – 10% so với lúc mới sinh, sau 2 tuần chăm sóc và bú đầy đủ trẻ sẽ lấy lại đựơc cân nặng như ban đầu và bắt đầu tăng lên theo thời gian.

Nước tiểu đỏ: 
  Sau khi sinh 2-5 ngày, trước khi tiểu trẻ sơ sinh thường khóc, nước tiểu có màu đỏ thẫm ở tã lót, có thể do số lượng bạch cầu phân chia tăng làm cho axít muối trong nước tiểu tăng nên có hiện tượng nước tiểu có màu đỏ.

Móng tay: 
 Các bé có móng tay mềm, lớp da bao quanh đầu móng bị sưng lên, một số móng có xu hướng mọc ngược vào trong. Hiện tượng này là bình thường, không cần phải điều trị.

Mo-khoa-dau-tre-so-sinh


Mắt nhìn chéo:
 Khác với các bé lớn, bé sơ sinh không thể tập trung hai mắt, cùng nhìn một đồ vật, ở cùng một thời điểm. Hiện tượng này thường xảy ra trong ba tháng đầu. Nên đưa bé đi khám nếu bé còn tiếp tục nhìn chéo sau khoảng 3 tháng tiếp theo.

Mở khóa đầu:
 Trẻ mới sinh được vài ngày, bú ít hoặc bỏ bú có biểu hiện nôn ói , hay quấy khóc đặc biệt về đêm hoặc ngủ li bì; trẻ không tăng cân, sờ chán thấy sốt nhẹ, thấy có đường khớp mở rộng. phần hộp sọ chỗ thóp có vết lõm sâu, giống như bị tách ra. chân tay lạnh.

Mo-khoa-dau-tre-so-sinh