Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

5 BÊNH HAY GẶP Ở TRẺ MỞ KHÓA ĐẦU

1. Viêm não Nhật Bản

        Khi bị bệnh, trẻ sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh.

Đây là một bệnh nhiễm trùng thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirut nhóm B gây nên. Bệnh lan tràn từ súc vật sang người qua vật trung gian là muỗi. Tỉ lệ tử vong cao ở bệnh viêm não Nhật Bản khá cao; nếu có chữa khỏi thì cũng để lại di chứng thần kinh nặng nề.

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU


Nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỉ lệ tử vong và di chứng sau này.

 2. Viêm màng kết, đau mắt đỏ

Hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, lây lan nhanh do mắt tiếp xúc với tay bẩn, quần áo và khăn mặt. Biểu hiện thường thấy là mắt đỏ và cộm, đôi khi chảy nước vàng và có rỉ mắt vào ban đêm.

Đau mắt đỏ ở trẻ là bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu do thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao...

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu  hoặc do virus Adenovirus gây ra. Biểu hiện của bệnh rõ nhất là mắt đỏ, có dử mắt, mí mắt mọng lên, sưng nề, chảy máu mắt, đau nhức….Tiết trời giao mùa nên cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết  hay trẻ nhỏ sức đề kháng yếu rất dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Khi phát hiện ra các biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ cần đưa bé đi khám gấp để điều trị kịp thời và tránh các biến chứng xấu xảy ra với trẻ.

 3. Bệnh tiêu chảy

Trẻ thường mắc phải bệnh tiêu chảy, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân là do viêm nhiễm virút hoặc vi khuẩn. Bệnh tiêu chảy có thể là cấp tính hoặc mạn tính, được xác định là đi đại tiện trên 3 lần/ngày kéo theo dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước. Ở thể cấp tính các triệu chứng thường kéo dài 1 - 2 ngày, còn ở dạng mạn tính thì ít nguy hiểm nhưng lại kéo dài hơn.

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU


Tuy trẻ bị tiêu chảy nhưng hệ thống tiêu hóa vẫn hấp thụ nước bình thường vì vậy nên cho trẻ uống đủ nước, nhất là dùng dung dịch ORS (Oresol), gói hydrite pha dung dịch này theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nước pha 12 giờ không dùng hết nên bỏ đi. Nếu số lần tiêu chảy 2 - 3 lần/ngày có thể bù nước bằng nước thông thường hoặc nước ép trái cây và ăn uống đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột, chất béo, đạm và rau, cho trẻ ăn thịt nhiều mỡ, nên dùng sữa không có đường lactose theo khuyến cáo của bác sĩ.

 4. Mụn nhọt

Trong những bệnh ngoài da trẻ hay gặp mụn nhọt Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên. Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU

Những trẻ cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...). Nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng của trẻ

 5. Bệnh thủy đậu

Là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ rất dễ mắc bệnh này. Khi dịch lỏng có chứa virút thủy đậu do người bệnh ho phát tán trong không khí thì chỉ cần bạn ho 1 tiếng có thể hít phải hàng chục con virút này. Triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện sau 10 đến 21 ngày từ khi nhiễm virút. Những vết phồng đỏ mọng nước nổi lên trên da. Chúng gây ngứa và sau đó đóng vảy.

5-BENH-HAY-GAP-TRE-MO-KHOA-DAU

Thủy đậu thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.