Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

CÁCH CHỮA MỞ KHÓA ĐẦU Ở TRẺ

Triệu chứng:

Trẻ mới sinh được vài ngày, bú ít hoặc bỏ bú có biểu hiện nôn ói , hay quấy khóc đặc biệt về đêm hoặc ngủ li bì; trẻ không tăng cân, sờ chán thấy sốt nhẹ, chân tay lạnh. sờ thóp thấy có đường khớp mở rộng. phần hộp sọ chỗ thóp có vết lõm sâu, giống như bị tách ra.

CACH-CHUA-MO-KHOA-DAU-O-TRE

Hậu quả:

Bố mẹ không phát hiện sớm điều trị mở khóa đầu trẻ dẫn đến suy nhược cơ thể dẫn đến tử vong,  mở khóa đầu nhẹ ảnh hưởng sự phát triển trí não sau này trẻ dễ bị bệnh tử kỷ, suy dinh dưỡng

Cách chữa:

Hiện tại tây chưa chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, chưa công nhận bệnh mở khóa đầu trẻ em
Đông y bệnh mở khóa đầu có từ rất nâu và có các phương thuốc chữa đơn giản hiệu bằng các cách khác nhau như đắp thuốc, cứu ngải

- Đắp thuốc nam của dân tộc một mồi là khỏi hẳn trẻ mở khóa đầu sau khi đắp là bú được ngay, không quấy khó

CACH-CHUA-MO-KHOA-DAU-O-TRE


- Cứu ngải các huyệt thập tuyên, bách hội, cường gian, hậu đình, đầu duy, hợp cốc, phong trì...


CACH-CHUA-MO-KHOA-DAU-O-TRE


Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

NHUNG DIEU CAN BIET VE BENH MO KHOA DAU TRE EM

Những điều cần biết về bệnh mở khóa đầu trẻ em

 Theo giải phẫu tây y hộp sọ gồm nhiều xương ghép lại tạo thành. trẻ sinh ra các khớp liên kết còn lỏng lẻo, hình thành cách khe hở giữa các khớp

MO-KHOA-DAU-TRE-EM


Biểu Hiện

 Đó là những trẻ mới sinh được vài ngày, bỗng nhiên bỏ bú, khóc dai dẳng hoặc ngủ li bì; trẻ không tăng cân, sờ chán thấy sốt nhẹ, chân tay lạnh. sờ thóp thấy có đường khớp mở rộng. phần hộp sọ chỗ thóp có vết lõm sâu, giống như bị tách ra phải nghĩ ngay tới bệnh, vì khi bạn không để ý mà để lâu trẻ nặng sẽ tử vong khi vết nứt đến huyệt ấn đường, nhẹ trẻ mắc các bênh tự kỷ.


MO-KHOA-DAU-TRE-EM

Nguyên Nhân 

Phần lớn trẻ sinh ra bị mở khóa đầu mổ đẻ sau khi trẻ sinh ra không được giữ ấm cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh....

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Lương Y Chữa Mở khóa Đầu Giỏi Nhất

  Một chứng bệnh không có trong y văn hiện đại với những triệu chứng khủng khiếp như đau đầu, buồn nôn, đường rãnh ở khớp sọ từ từ mở. Một chứng bệnh tây y không có cách chữa trị mà chỉ trông chờ vào các bài thuốc nam gia truyền.

MO-KHOA-DAU-TRE
                                                    Bảy đứa trẻ mắc bệnh mở khóa đầu

  Đã từng đi vùng cao nhiều, chứng kiến vô số bệnh lạ nhưng có lẽ lạ nhất là căn bệnh mang tên mở khóa đầu. Lạ ngay từ cái tên đặc chất dân gian bởi nó không hề có trong y văn hiện đại.

  Lạ bởi cơ chế dị thường được giải thích nôm na rằng xương sọ bình thường có những rãnh răng cưa liền khít nhưng khi bị bệnh cái rãnh đó như một cái khóa “phéc mơ tuya” sẽ mở ra. Người mắc chứng bệnh này sẽ bị đau đầu khủng khiếp, buồn nôn, không ăn, không uống và tử vong nhanh chóng.

  Mở khóa đầu thường thấy ở một số tỉnh như Quảng Ninh, Cao Bằng nhưng mật độ dày đặc nhất phải nói đến quanh các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang).

  Ông Tô Thanh Dũng, nguyên Trạm trưởng Trạm y tế xã Hộ Đáp, có thâm niên công tác từ 1984-2008, nói về bệnh mở khóa đầu như sau: “Bệnh này rất phổ biến ở xã Hộ Đáp, xưa có lác đác, hay gặp nhiều nhất từ 20 năm trở lại đây, thường bị trên trẻ sơ sinh. Trẻ sinh vào mùa đông tỉ lệ mắc khoảng 60%, mùa xuân 50%, mùa hè 40%...

MO-KHOA-DAU-TRE

                                              Ông Tô Thanh Dũng chỉ đường mở khóa đầu

  Mở khóa đầu có những biểu hiện điển hình như đau đầu, nôn mửa, bỏ bú, đường nứt từ đỉnh đầu bị mở ra, đặt ngón tay vào liền lõm xuống (không tính đến thóp mềm mà trẻ em nào cũng có - PV). Có trẻ bị mở từ đỉnh đầu đến gáy. Có trẻ lại mở theo hình chữ thập đến tận mang tai. Đứa nào mở dài qua trán, xuống dưới lông mày là khó cứu nổi.

  Trẻ mắc bệnh mở khóa đầu nếu không chữa kịp thời sẽ bỏ bú và chết đói bởi dù có luồn ống xông xuống mũi đổ sữa vào, dùng xi lanh bơm mà khi rút xông ra, chúng đau vặn mình cái là nôn hết. Tỉ lệ người Kinh bị nhiều hơn người Nùng, hay gặp ở các xóm Héo A , Héo Ba, Cái Cặn 1, Cái Cặn 2, Đèo Trang”.

  Con anh Nguyễn Văn Hòa ở thôn Héo A trước đây có những biểu hiện điển hình của bệnh mở khóa đầu, bế đi viện người ta bảo có chồng cả gang tiền may ra cứu nổi. Lúc bệnh viện trả về, có bác sĩ còn khuyên anh Hòa rằng: “Mang về, dọc đường vùi chỗ nào thì vùi chứ không thể sống sót”. Bà nội ôm cháu về nhìn đứa bé quắt queo, thoi thóp như con mèo hen khiến cả nhà, cả họ đều nhếu nháo khóc.

  Tình cờ bà Nông Thị Mua, người cùng xóm, đi lùa trâu qua, gặp cảnh đó thương tình soi đèn đi lấy thuốc ở bờ ruộng. Được một nhúm nhỏ chỉ bằng cái mai con cua, bà giã nát ra, đắp theo vệt mở của đứa con anh Hòa (tuyệt đối không được đắp vào thóp kẻo bị câm -PV).

  Đắp một lúc, đứa bé đã biết ngậm vú mẹ, đắp vài ngày nó đã khỏi. Bác sĩ năm nào lúc gặp lại anh Hòa hỏi: “Thằng bé nhà anh lúc trước giờ còn hay mất?” Anh tủm tỉm mà rằng: “Nó nghịch như giặc ấy”. Khiến cho vị bác sĩ được phen mắt tròn mắt dẹt trước tài nghệ của những bà lang miệt vườn.

  Ở thôn Héo A, hầu như nhà nào cũng có con hay cháu bị mắc bệnh mở khóa đầu. Hai đứa con của anh Lại Văn Kiểm, trưởng thôn, cũng thế. Lại Văn Kiên năm nay 4 tuổi, hồi mới đẻ bị mở khóa từ đỉnh đầu đến trán, còn thằng thứ hai mới sinh được hơn 1 tháng tuổi, chưa kịp đặt tên, bị nặng hơn, mở một đường từ giáp chân mày đến gáy.

  Lúc chị Chín đẻ thằng thứ hai ở Bệnh viện Lục Ngạn, nó không chịu bú, chỉ khóc ngằn ngặt. Thằng bé về sau được bà Nông Thị Mua đắp thuốc cho một buổi đã biết ăn, đắp 5 ngày liên tiếp đã khỏi hẳn. Lúc tôi đến, chị Chín miết nhẹ tay trên đầu con chỉ cho đường mở khóa là một cái rãnh mềm mềm chạy dọc và bảo: “Vết này phải ba bốn năm mới liền hẳn xương”.

  Tưởng bệnh chỉ mắc trên trẻ sơ sinh, khó hiểu là với những người lớn, xương sọ đã rắn chắc, định hình rồi nhưng cũng một ngày bỗng nhiên…mở khóa. Ông Lại Văn Cống, 54 tuổi ở thôn Héo A giữa năm ngoái tự nhiên sinh đau đầu.

MO-KHOA-DAU-TRE

                                            Ông Lại Văn Cống 54 tuổi cũng bị mở khóa đầu

  Bên ngoài sốt hầm hập mà trong người ông như có băng giá tái tê. Ra trạm xá mua thuốc giảm đau Paracetamol uống chẳng thấy đỡ. Đến bữa ăn vào bao nhiêu liền nôn ra bấy nhiêu khiến ông Cống sút đến dăm ba cân trong vòng một vài ngày.

  Ông mô tả trạng thái khốn khổ của mình như sau: “Đau đâu, buốt nhức đấy! Mắt tôi cứ díp lại, phải lấy hai bàn tay ấn chặt vào chỗ nứt nhưng cũng chỉ đỡ được một tí rồi lại đau như cũ”.

  Dùng thuốc tây mãi không đỡ, người ta mới chợt nghĩ đến bệnh mở khóa đầu. Chính vợ ông là bà Nguyễn Thị Dịp đã lấy tay lần sờ kiểm tra rồi giật mình vì đầu chồng mình bỗng nhiên có một kẽ nứt chạy dưới lớp da nhun nhũn.

  Hốt quá, bà Dịp vội vã đi lấy thuốc, giã nát, buộc dịt vào đầu chồng. Lạ thay, sáng đắp, chiều ông đã biết cầm bát và cơm. Đầu cứ nhẹ dần, nhẹ dần, cơn đau càng ngày càng lùi xa. Sau khi đắp thuốc 3 ngày ông Cống đã khỏi hẳn, mỗi bữa ăn được 3 lưng bát chẳng bù cho khi trước một ngày không nổi một bát, chỉ uống nước đường cầm hơi mà vẫn bị nôn.

MO-KHOA-DAU-TRE


             Ông Tô Thanh Bảo, vì mắc mở khóa đầu không chữa kịp thời nên mù một mắt

  Một trường hợp khác, ông Tô Văn Bảo 79 tuổi ở xóm Héo A, nguyên là một y tá già về nghỉ hưu. 13 năm trước bị đau đầu, ông Bảo cứ chủ quan nghĩ là người già không bị mở khóa đầu nên không đắp thuốc.

  Sau đau quá, đau đến vỡ đầu, đau đến không nằm được mà cứ nửa nằm, nửa ngồi, con ông là anh Tô Văn Đang mới sờ lên đầu bố. Cái đầu nóng như chõ đang hông xôi. Sờ nắn một hồi anh Đang thấy ngón tay mình lọt xuống một cái rãnh hệt như khe hở ở bàn tay, mở theo hình chữ thập mới bảo: “Bố bị mở khóa đầu rồi”.

  Vợ ông Bảo là bà Lại Thị Lụa đi lấy lá thuốc về đắp ba đợt cho chồng nhưng vì đắp muộn, bệnh đã lây sang mắt. Người nhà đưa ông xuống dưới bệnh viện Bắc Giang khám, được chẩn đoán mắc viêm tủy sống mắt, biến chứng hỏng mất mắt phải.

  Cao tuổi còn hơn cả ông Bảo là mẹ của chị Tô Thị Kết ở Héo A mắc lúc hơn 80 tuổi, với chiều mở dọc đầu được bà Mè Thị Lập chữa khỏi. Theo một số người già trong vùng bảo, có loại mở khóa 24 tiếng nếu lấy thuốc kịp trong 24 giờ là sống, có loại mở khóa 48 tiếng, lấy thuốc muộn sau hai ngày là sinh co giật, biến chứng nguy hiểm. Về cách giải cũng có nhiều bài thuốc giữ khóa lưu truyền trong dân gian, nguyên liệu, phương pháp có thể khác nhau nhưng cùng chung một tác dụng.

                                                                                                                    Theo Nông nghiệp Việt Nam
                                                                                                                                    ThoTre.Com

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Các Biện Pháp Chăm Sóc Trẻ Mở Khóa Đầu

  Trẻ mở khóa đầu thường là những trẻ sinh non và nhẹ cân hơn do đó sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng thường thấp hơn những trẻ bình thường thể trạng thường yếu ớt, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn... 

  Các mẹ lên theo dõi trẻ áp dụng các biện pháp sau chăm sóc trẻ mở khóa đầu khỏe mạnh

  Theo dõi sức khỏe và cân nặng của trẻ.
mo-khoa-dau-tre


  Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để các bác sĩ theo dõi và can thiệp để giúp bé tăng cân và khỏe mạnh. Và can thiệp sớm những tình huống xấu có thể xẩy ra

   Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo chuẩn của Tổ chức Y Tế Thế Giới

mo-khoa-dau-tre

    Bổ sung những dưỡng chất như kẽm, đạm ,vitamin C, vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ sự phát triển toàn diện.

    Luôn giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, cần đảm bảo chế độ lưu thông không khí tốt.
mo-khoa-dau-tre

   Với trẻ nhỏ,trưa nóng có thể cởi bớt ra cho mát, đêm lạnh nên cho trẻ mặc quần áo để giữ ấm cho cơ thể bé. Không mặc nhiều, dày vì mồ hôi toát ra thấm ngược, gây ốm sốt. Lưu ý cần tránh loại áo liền quần thít vào ngực khiến khó thở.

    Khi trẻ bị ốm sốt vẫn cần lau rửa, vệ sinh mũi họng,cơ thể hàng ngày sạch sẽ.

mo-khoa-dau-tre

    Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách tắm rửa hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn. Hướng dẫn trẻ phải biết rửa tay trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc vào các đồ vật có nguy cơ gây bệnh.